Ngày 05/03/2021, BYT ban hành kế hoạch tiêm chủng VX phòng covid19 giai đoạn 2021-2022. Huy động tối đa các lực lượng tiêm chủng bao gồm các cơ sở y tế trên toàn quốc, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng. thực hiện tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vacxin. Đảm bảo TỶ LỆ BAO PHỦ CAO, AN TOÀN TIÊM CHỦNG và TIẾP CẬN CÔNG BẰNG cho người dân.
Quy trình tiêm chủng covid 19 được BYT xây dựng rất cụ thể và chi tiết. Đội ngũ nhân viên y tế tham gia tiêm chủng được tập huấn, đào tạo trực tuyến về sàng lọc phân loại đối tượng tiêm chủng, kỹ thuật tiêm, theo dõi, phát hiện, xử trí các phản ứng sau tiêm chủng, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu BYT đặt ra “ TIÊM MŨI TIÊM NÀO , AN TOÀN MŨI TIÊM ĐÓ”.
Bác sỹ Nguyễn Thị Hồng lý - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “ Điểm tiêm chủng được bố trí theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn tiêm chủng để phòng chống dịch. Danh sách các đối tượng tiêm chủng được xác định và thông báo thời gian tiêm đển từng nhóm đối tượng.
Quy trình tiêm chủng được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Khai báo y tế, đo thân nhiệt: Đối tượng tiêm chủng được hướng dẫn thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt. Phát khẩu trang cho đối tượng tiêm chủng nếu đối tượng chưa có.
Bước 2: Khám sàng lọc trước tiêm: Bác sỹ khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử dụ ứng, phân loại đối tượng: đủ điều kiện tiêm chủng, trì hoãn tc hay chống chỉ định tiêm chủng. Chỉ định tiêm chủng ngay đối với đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng. Thông báo cho đối tượng về loại vắc xin sẽ được tiêm, liều lượng, đường dùng, các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm, tư vấn về theo dõi sau tiêm chủng và ký phiếu đồng ý tiêm chủng.
Bước 3: Tiêm chủng: tại bàn tiêm chủng sau khi tiếp nhận phiếu đồng ý tiêm chủng sẽ thực hiện tiêm theo đúng chỉ định.
Bước 4: Theo dõi sau tiêm chủng: để đảm bảo buổi tiêm chủng diễn ra an toàn, điểm tiêm chủng có tổ cấp cứu phản vệ thường trực sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn khi được yêu cầu. được chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị vật tư y tế như hộp chống sốc, hệ thống oxy,…để sẵn sàng xử trí kịp thời nếu xuất hiện sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Đối tượng tiêm chủng sẽ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để được theo dõi, pháy hiện sớm và xử trí kịp thời các phản ứng bất thường, tiếp tục theo dõi tại nhà 24 giờ đầu sau tiêm và ít nhất 7 ngày sau tiêm về các dấu hiệu toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại vị trí tiêm. Thông báo cho các bộ y tế khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau tiêm văc xin. Phản ứng thông thường : mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, sưng nóng tại vị trí tiêm. Đối tượng tiêm chủng cần đến ngay cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu: sốt cao >= 39 độ C khó hạ nhiệt độ, tím tái, khó thở, co giật, kích thích vật vã,… hoặc các phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm”.
Thực tế tại các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh ta các buổi tiêm chủng diễn ra an toàn theo đúng mục tiêu mà Bộ Y tế đặt ra “Tiêm mũi tiêm nào – an toàn mũi tiêm đó”. Các phản ứng sau tiêm ghi nhận được phổ biến là các phản ứng thông thường nằm trong khuyến cáo như: sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, sưng đau tại vị trí tiêm,.Hiếm gặp các phản ứng nặng xẩy ra như phản ứng phản vệ. Người tiêm chủng được cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn theo dõi tại nhà sau tiêm, số đt cấp cứu khi cần thiết.
Bác sỹ Nguyễn Thị Hồng Lý cũng khuyến cáo: “ Dù đã được tiêm vắc xin phòng COVID 19, người được tiêm vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng. Người dân hãy an tâm thực hiện tiêm chủng vắc xin covid 19 khi đến lượt, có loại vắc xin nào hãy tiêm loại vắc xin đó tránh tâm lý hoang mang, chờ đợi và “HÃY CÙNG NHAU THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 5K+VACXIN ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19.”
Nguyễn Minh