Cùng với những cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện, các xã trên địa bàn, đặc biệt là xã đăng ký về dích nông thôn mới năm 2021 đã tập trung đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, như: đường giao thông, nhà văn hóa, trường học... Phong trào hiến đất, tự nguyện đóng góp tiền, ngày công diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương, tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá. Các tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội - môi trường cũng được nâng cao, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đầu tư xây dựng mới, tăng cường tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế. Các địa phương, đơn vị đã chủ động lồng ghép nội dung phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" với thực hiện các tiêu chí NTM tại địa phương, xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nếp sống văn hóa ở cộng đồng, hoạt động dịch vụ du lịch và lễ hội.
Từ đầu năm đến nay, huyện Nho Quan có thêm 4 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đích nông thôn mới. Như vậy tính đến hết năm 2021 có 7/7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Nho Quan về đích nông thôn mới.
Trong giai đoạn tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM, phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Để đạt được kết quả này, Nho Quan định hướng tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Do đó, huyện tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở mỗi địa phương gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện phương châm "Mỗi làng một sản phẩm" gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư.
CTV Đăng Thuỷ
Dữ liệu đang được cập nhật
Truy cập: 740806
Trực tuyến: 8
Hôm nay: 457