.
Thứ Ba, 08/10/2024

Hội nghị trực tuyến về công tác rà soát định kỳ hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 và rà soát thường xuyên trong năm 2022

Thứ Hai, 30/11/-0001

Sáng ngày 15.9.2021 BCĐ rà soát định kỳ hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 và rà soát thường xuyên trong năm 2022 xã Yên Lâm đã họp trực tuyến cùng các điểm cầu trong toàn tỉnh.

 HƯỚNG DẪN

Rà soát định kỳ hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 và rà soát thường xuyên trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 206/KH-BCĐ ngày 01/9/2021 của Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo và cận nghèo về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh năm 2021 như sau:

  1. RÀ SOÁT ĐỊNH KỲ NĂM 2021
  2. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo cũ (theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg)

Bước 1. Công chức LĐTBXH xã/phường/thị trấn (sau đây gọi tắt là công chức LĐTBXH cấp xã) lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo đang quản lý tại thời điểm rà soát, chuyển cho rà soát viên của các thôn/xóm cùng với phiếu B (phiếu B do UBND huyện in cấp phát)

Bước 2. Rà soát viên sử dụng phiếu B rà soát chấm điểm, cộng điểm, phân loại hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Lập danh sách gửi công chức LĐTBXH cấp xã.

Bước 3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát. Kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban chỉ đạo rà soát cấp xã).

Bước 4: Công khai, niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo sau khi thống nhất họp dân tại trụ sở UBND cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.

Bước 5. UBND cấp xã tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn xã báo cáo xin ý kiến thẩm định của UBND cấp huyện. UBND cấp huyện có ý kiến thẩm định bằng văn bản gửi về xã trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo của UBND cấp xã.

Bước 6. UBND cấp xã căn cứ ý kiến đồng ý của UBND cấp huyện, ban hành Quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo (hoặc thực hiện theo chỉ đạo của UBND cấp huyện nếu UBND cấp huyện có ý kiến khác) đồng thời tổng hợp kết quả chính thức báo cáo UBND cấp huyện.

Bước 7. UBND cấp huyện tổng hợp kết quả rà soát của địa phương báo cáo UBND tỉnh qua Sở LĐTBXH.

  1. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ Nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn nghèo mới (theo NĐ 07/2021/NĐ-CP)

Bước 1: Hướng dẫn đăng ký rà soát, sàng lọc nhanh hộ đăng ký rà soát

Công chức LĐTBXH cấp xã phối hợp với thôn/xóm/bản/tổ dân phố (viết tắt là thôn) hướng dẫn hộ gia đình trên địa bàn đăng ký tham gia rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức số trung bình viết giấy đề nghị theo mẫu 1.3 (phụ lục I).

Trên cơ sở tổng hợp toàn bộ giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, công chức LĐTBXH cấp xã lập danh sách vào phiếu A theo mẫu phụ lục II, rà soát viên dùng phiếu A tới hộ gia đình tiến hành nhận dạng và phân loại nhanh.

Bước 2: Lập danh sách các hộ cần rà soát

Công chức LĐTBXH cấp xã lập danh sách hộ gia đình cần rà soát bao gồm:

- Danh sách hộ nghèo, cận nghèo cần rà soát theo mẫu số 1.1.

- Danh sách hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp[1] cần xác định mức sống trung bình theo mẫu số 1.2.

Bước 3. Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia đình

Trên cơ sở danh sách công chức LĐTBXH cấp xã đã lập theo mẫu 1.1 và 1.2, rà soát viên dùng phiếu B theo Phụ lục III (gồm mẫu 3.1, mẫu 3.2, mẫu 3.3, mẫu 3.4) và phiếu khảo sát, xác định hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo Phụ lục X tiến hành khảo sát, xác định thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình:

- Hộ nghèo: hộ có điểm B1 ≤ 140 điểm và điểm B2 ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm B1 ≤ 175 điểm và điểm B2 ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị.

- Hộ cận nghèo: hộ có điểm B1 ≤ 140 điểm và điểm B2 < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm B1 ≤  175 điểm và điểm B2 < 30 điểm ở khu vực thành thị.

- Hộ không nghèo, không cận nghèo: Hộ có điểm B1>140 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm B1 > 175 điểm ở khu vực thành thị.

- Hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng ở khu vực nông thôn hoặc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng ở khu vực thành thị.

- Hộ có thu nhập trên mức trung bình: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.250.000 đồng ở khu vực nông thôn hoặc trên 3.000.000 đồng ở khu vực thành thị.

*Lưu ý: Để xác định chỉ số dinh dưỡng của trẻ dưới 16 tuổi, rà soát viên nên mang theo thước dây và cân sức khỏe làm công cụ đo lường để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Bước 4. Họp dân để thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Tổ chức họp thôn, thành phần gồm: Đại diện Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, đại diện đoàn thể, rà soát viên và một số đại diện hộ gia đình được rà soát, hộ gia đình khác; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.

Nội dung cuộc họp: Thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo không bao gồm hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Tại cuộc họp lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình được rà soát. Trường hợp ý kiến thống nhất dưới 50%, thực hiện rà soát lại theo quy định.

Kết quả cuộc họp được lập thành 02 bản theo mẫu tại Phụ lục V, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã). Danh sách hộ sau thống nhất được lập theo mẫu tại Phụ lục VI.

Bước 5. Niêm yết, thông báo công khai

Niêm yết công khai tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở UBND cấp xã, thông báo qua đài truyền thanh cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc đối với kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; thời gian 05 ngày đối với hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

Trong thời gian niêm yết, thông báo công khai, trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả trong thời gian không quá 07 ngày làm việc đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; trong thời gian 03 ngày làm việc đối với kết quả xác định thu nhập của hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Niêm yết công khai kết quả phúc tra tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc.

Hết thời hạn niêm yết công khai và phúc tra (nếu có), Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp kết quả, báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã về danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

Bước 6. Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo bằng văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp huyện về kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện có ý kiến trả lời cấp xã bằng văn bản, đồng thời báo cáo kết quả sơ bộ của huyện về Sở Lao động TBXH.

Biểu mẫu sử dụng: Văn bản xin ý kiến thẩm định kèm theo biểu báo cáo kết quả sơ bộ theo mẫu số 8.1, phụ lục VIII.

Bước 7. Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

Chủ tịch UBND cấp xã tiếp thu ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện, quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn theo mẫu số 7.1 và cấp Giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo mẫu số 7.2 – phụ lục VII.

Bước 8. Báo cáo chính thức

Sau khi Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, UBND cấp xã báo cáo chính thức kết quả rà soát với UBND cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục VIII.

UBND cấp huyện tổng hợp kết quả, trình Chủ tịch ký Quyết định phê duyệt kết quả rà soát trên địa bàn và báo cáo chính thức về Sở Lao động TBXH theo mẫu tại Phụ lục VIII.

  1. 3. Chế độ báo cáo và hệ thống mẫu biểu
  2. a) Chế độ báo cáo

Chế độ báo cáo của cấp xã, cấp huyện thực hiện theo Kế hoạch số 206/KH-BCĐ ngày 01/9/2021 của Ban Chỉ đạo tỉnh.

Phòng Lao động TBXH các huyện/TP đôn đốc các xã/phường/thị trấn gửi sổ quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo của các xã (mỗi xã 01 bộ) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/01/2022 để quản lý theo dõi.

  1. b) Hệ thống mẫu, biểu

Toàn bộ biểu mẫu, danh sách, mẫu phiếu phục vụ rà soát theo chuẩn mới đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hệ thống hóa các phụ lục từ I đến X (chi tiết các phụ lục gửi kèm theo).

Biểu mẫu báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn cũ: báo cáo sơ bộ sử dụng biểu số 5; Báo cáo chính thức sử dụng biểu số 6 và 03 biểu thành phần 4a, 4b, 4đ.

  1. RÀ SOÁT THƯỜNG XUYÊN TRONG NĂM 2022

Bước 1: Hộ gia đình có giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình hoặc giấy đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo mẫu quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến Chủ tịch UBND cấp xã.

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo Ban chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức việc rà soát, xác định mỗi tháng 01 lần, thời điểm từ ngày 15 hàng tháng. Quy trình thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg và xác định thu nhập của hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo quy định tại Điều 6 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg. Ban hành quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ thoát nghèo; hộ thoát cận nghèo; hộ làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình; cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu rà soát. Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch UBND cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là hướng dẫn công tác rà soát định kỳ hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 và rà soát thường xuyên trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 [1] Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp: Là hộ có thành viên đang làm việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp (trồng/chăm sóc rừng, khai thác gỗ, đốt than, lấy dầu, nhựa thô...), ngư nghiệp (nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản) và có thu nhập từ việc làm đó; tổng thời gian làm việc từ 03 tháng trở lên trong năm.

Dữ liệu đang được cập nhật

Thông tin truy cập

Truy cập: 655243

Trực tuyến: 48

Hôm nay: 946